Bếp chữ U - lựa chọn lý tưởng để khai thác triệt để không gian

Bếp chữ U - lựa chọn lý tưởng để khai thác triệt để không gian


Bếp chữ U là một trong những xu hướng thiết kế bếp phổ biến và được yêu thích hiện nay. Không chỉ giúp gia tăng công năng sử dụng, kiểu bếp này còn tạo tính thẩm mỹ cao cho không gian nấu nướng.

Với 3 mặt tiếp xúc, bếp chữ U giúp người nội trợ dễ dàng thao tác, làm việc với tất cả các mặt mà không bị ngăn cách hay cản trở. Các mặt bàn bếp được nối kết chặt chẽ với nhau tạo thành hình chữ U, mang đến không gian nấu nướng vô cùng linh hoạt và biệt lập.

Ưu điểm

Thiết kế bếp chữ U hiện được nhiều gia đình lựa chọn bởi những ưu điểm vượt trội sau:

Phù hợp với mọi kiểu thiết kế nhà ở và bất kể diện tích rộng rãi hay nhỏ hẹp.

Dễ dàng phân chia khu vực nấu nướng, bồn rửa, tủ kệ.

Giúp tận dụng tối đa mọi góc chết của không gian bếp một cách hiệu quả nhất.

Tạo cảm giác an toàn, ấm cúng và cung cấp nhiều không gian lưu trữ.

Dễ dàng di chuyển trong quá trình nấu nướng, nhất là khi có nhiều người cùng tham gia.

Một phần của chữ U có thể được tận dụng để làm quầy bar mini hoặc bàn ăn sáng tiện dụng hoặc tích hợp cả hai.

Nhược điểm

Nhược điểm lớn nhất của bếp chữ U là thường tốn kém chi phí hơn so với nhiều kiểu bếp khác. Hơn nữa, khi đã lựa chọn kiểu dáng này thì sẽ rất ít có cơ hội để thay đổi mẫu mã khác. Vậy nên, bếp chữ U chỉ phù hợp với những gia chủ thích sự ổn định, sử dụng bếp trong một thời gian dài.

3 lưu ý khi thiết kế bếp chữ U

Thứ nhất, lập kế hoạch về bố trí các góc chức năng: Xác định chính xác khoảng diện tích cần sử dụng phù hợp với không gian bếp và đặt các góc chức năng sao cho phù hợp với chiều dài của tủ bếp. Nếu một trong những bức tường trong bếp có cửa sổ thì nên đặt bồn rửa ở vị trí này.

Gia chủ nên chọn lựa một góc kín gió để đặt bếp và máy hút mùi. Thông thường, bếp nấu được đặt vuông góc với cửa sổ để vừa tận dụng ánh sáng tự nhiên, vừa giúp mùi của thức ăn dễ bay ra ngoài, tránh ám mùi khắp không gian nhà, đặc biệt là ở những ngôi nhà nhỏ.

Thứ hai, ứng dụng triệt để tính đối xứng: Đối với bếp chữ U, bạn cần quan tâm đến tính đối xứng bởi đây là điều kiện để không gian bếp tăng thêm tính thẩm mỹ. Mặt khác, thiết kế bếp đối xứng còn tạo nên sự cân đối, vuông vắn cho căn bếp. Bạn có thể thêm chức năng lưu trữ với kệ góc, bàn bar mini để không gian nấu nướng trở nên linh hoạt và đa năng hơn.

Thứ ba, tạo sự đồng điệu về màu sắc, chất liệu: So với các hình dáng bếp khác thì bếp chữ U rất cần đến sự đồng nhất về màu sắc, chất liệu của hệ thống tủ lưu trữ để mang đến vẻ đẹp hiện đại, sang trọng và tinh tế cho không gian nấu nướng. Xem thêm mẫu thiet ke biet thu đẹp 2020

15 mẫu thiết kế bếp chữ U được yêu thích

Để có được những hình dung trực quan, sinh động nhất về bếp chữ U, bạn có thể tham khảo 15 mẫu thiết kế điển hình dưới đây:

Nếu diện tích phòng hạn chế, bạn có thể bố trí tủ bếp chữ U bằng cách rút ngắn hai phần đầu của chữ U để nhường diện tích còn lại cho không gian ăn uống.

Bếp chữ U được thiết kế theo phong cách Bắc Âu được xem là giải pháp tối ưu xét về cả tính hiệu quả, thẩm mỹ lẫn chi phí.

Các điểm nhấn màu đen được phân bổ đều ở cả ba phần của chữ U, đảm bảo sự cân bằng và hài hòa cho tổng thể phòng bếp.

Mẫu bếp chữ U hiện đại, thoáng sáng và đa năng được nhiều gia đình lựa chọn. Kiểu tủ lưu trữ có chân cao giúp vệ sinh dễ dàng, đồng thời tạo độ thông thoáng nhất định.

Tông màu xanh - trắng nhẹ nhàng kết hợp cùng khung cửa sổ kính ngập tràn ánh sáng tạo cảm giác thoáng đãng, rộng rãi hơn cho phòng bếp nhỏ.

Kệ ngách tông màu gỗ tối làm tăng thêm nét tinh tế, ấm áp cho căn bếp màu trắng chủ đạo.

Sắc xanh lá cây từ ghế bar và các loại cây trồng trong nhà tạo điểm nhấn sinh động, tràn đầy năng lượng tươi mới cho bếp chữ U. 

Gian bếp chữ U nhỏ xinh, tiện nghi với hệ tủ gam màu bạc hà nhẹ nhàng, làm "đắm say" trái tim người nội trợ.

Để tạo cảm giác rộng rãi hơn cho phòng bếp nhỏ, hãy để trống một bức tường như này.

Với bức tường cây xanh độc đáo, phòng bếp này giống như đang ở ngoài trời vậy. Bộ bàn ăn 4 ghế được đặt cạnh khung cửa sổ kính thoáng sáng, sở hữu tầm nhìn đẹp.

Trong phòng bếp chữ U rộng rãi, một bàn đảo có thể được dành hoàn toàn cho việc ăn uống hoặc là nơi sơ chế, chuẩn bị thực phẩm.

Khu vực ăn uống được đánh dấu bằng cách sử dụng mặt bàn màu đen tương phản
 với phần còn lại của bếp.

Với vách ngăn kính, bếp chữ U nhỏ hẹp vừa thoáng sáng, vừa đảm bảo sự tách biệt nhất định so với các không gian chức năng khác trong nhà.

Phòng bếp nhỏ như có chiều sâu hơn nhờ sử dụng gạch bông màu tối ốp tường.

Mẫu thiết kế bếp chữ U độc đáo, phá cách dành cho những người "sành điệu".

Theo thanhnienviet

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Mẫu nhà ống 1 tầng ở nông thôn sang trọng, hiện đại hợp túi tiền

Ngôi nhà thân thiện với môi trường, sử dụng năng lượng sạch

Độc đáo Resort trong nhà 240 m2 ở Đà Nẵng có hồ bơi 9 m, cây xanh bát ngát